Insane
CHATTHUGIAN.MOBIE.IN
kính chào qúy khách

TRANG CHỦ
Truyện Teen   Ngôn Tình   Đam Mỹ   Bách Hợp   Tử Vi   Truyện Tranh  
Facebook  Xổ Số  Dịch  Tải Game  Báo  Tiền Ảo Bitcoin 

  CHIẾN BINH CẦU VỒNG 


Phan_18

Cây cột thiêng ấy là một di vật của thầy Harfan, và Lintang luôn xem nó như biểu tượng cho những nỗ lực của trường chúng tôi.Vì cô Mus không thường xuyên đến lớp nữa nên Lintang đảm nhận luôn công việc của cô. Nó dạy tất cả các môn, từ Toán cho đến Lịch sử Hồi giáo, giống như cô Mus. Học trò của nó là Sahara, Flo, Trapani và Harun. Cả năm đứa học sinh trung thành đó kiên quyết tiếp tục học. 

Cô Mus vô cùng ngạc nhiên khi nghe Muji bảo cô rằng, nhìn xa, trông cứ như trường chúng tôi vẫn có học sinh đến học ấy. Cô tự hỏi, Những học sinh ấy có thể là ai được nhỉ? Chẳng phải ngôi trường bây giờ phải bỏ trống để cái máy xúc đến làm việc hay sao? 

Cô nhảy lên xe đạp, đạp hết tốc lực về phía ngôi trường. 

Đến sân trường, cô tựa xe vào cây filicium. Cô nghe thấy lõm bõm tiếng được tiếng mất từ lớp học. Cô hồi hộp lại gần và ghé mắt nhìn qua khe nứt trên tường. Người cô run lên khi thấy Lintang đang kể cho Sahara, Flo, Trapani và Harun nghe câu chuyện tổng thống đầu tiên của Indonesia - Soekarno - cố gắng tiếp tục học tập vì nền độc lập của Indonesia ngay cả khi ông bị quân Hà Lan bỏ tù ở Bandung. 

Nước mắt tuôn trào trên mặt cô Mus. Cô đã kể cho chúng tôi nghe câu chuyện ấy để thắp lên ngọn lửa quyết tâm trong lòng chúng tôi, để nhắc nhở chúng tôi rằng dù thế nào đi nữa cũng phải cố gắng bám trường bám lớp. 

 

  Chương 35 - Đừng bỏ học TÔI ĐỘI MỘT CÁI THAU bánh trên đầu nên không thể trông thấy mặt người mua. 

Người đó hỏi, “Nè nhỏ, bánh bao bán bao nhiêu đấy?” 

Tôi sững người. Mới nghe từ đầu tiên tôi biết người đó là ai rồi. Cô Mus đứng chắn ngang trước mặt tôi. 

“Ikal,” cô chậm rãi nói, “về lớp đi.” 

Tôi thương cô Mus quá, nhưng tiếp tục đi học cũng giống như giữ gió trong lòng bàn tay vậy. 

“Mình có thể làm gì khác hơn, thưa cô?” 

“Cô có một kế hoạch cuối cùng,” Cô nói. 

Tôi phớt lờ khiến cô thất vọng. Rồi cô đến gặp A Kiong và Mahar. Tôi thấy tụi nó cũng lắc đầu luôn. 

“Đừng từ bỏ hy vọng. Thứ Hai tuần tới hãy đến lớp nhé. Mình sẽ nói về kế hoạch của cô,” cô Mus ra lệnh. 

Sau này tôi có nghe nói rằng, sau khi đến gặp chúng tôi, cô Mus đạp xe hàng mấy chục cây số vào những đồn điền tận sâu trong rừng để tìm Kucai. Cô tìm đứa học trò của mình giữa hàng trăm trẻ vị thành niên khác đang hái tiêu thuê ở đấy, không một đứa nào từng đi học. 

Cô Mus hỏi bất kỳ đứa nào có thể biết Kucai, cho tụi nó xem ảnh Kucai. Sau hai ngày trong đồn điền, ngủ nhờ nhà dân ở đấy, cô Mus đã tìm thấy lớp trưởng của chúng tôi. Cô cũng làm giống ý như những gì thầy Harfan từng làm; thuyết phục những đứa vị thành niên đến lớp. 

Sau khi đã nói đến hết nước hết cái với thằng Kucai thờ ờ ấy, cô Mus lên thuyền cùng với những người Sarong. Cô đi thuyền đến đảo Melidang mạn Đông của Belitong để tìm Samson, nó đang làm cu li cùi dừa khô ở đấy. 

Rõ ràng Kucai và Samson cũng có thái độ giống như A Kiong, Mahar và tôi. Cô Mus rầu rĩ thông báo với tôi rằng Kucai và Samson đã bị tiền làm cho mờ mắt và nhất quyết không chịu đi học nữa. 

Chúng tôi không đi học lại bởi chúng tôi không muốn nhen nhóm chút hy vọng để rồi lại thất vọng hơn. Nếu trường tôi chẳng cứu vãn được gì nữa cô Mus lại càng tổn thương hơn, và chính chúng tôi cũng vậy. Nếu chỉ phải đối mặt với khó khăn về tài chính, với một ngôi trường sắp đổ đến nơi, hay những lời xúc phạm dè bỉu của mọi người, những đe dọa từ ông Samadikun, thì chúng tôi còn có thể tiếp tục gắng gượng, chúng tôi sẽ tiếp tục cầm cự đến cùng; nhưng chống lại PN là một điều bất khả. Tôi cố nói thật lỹ lẽ với cô Mus. 

“Hết rồi, thưa cô. Có lẽ mọi người nói đúng. Thôi học đi.” 

Tôi có thể trông thấy nắm tay cô ghì chặt ghi đông xe đạp. Rõ ràng cô không đồng tình với tôi. Dù bất kỳ lý do gì, cô cũng không bao giờ chịu nhìn thấy trường Muhammadiyah cũ nát của chúng tôi sụp đổ được. 

“Đội trưởng đội khai thác PN bảo sẽ đền bù cho cô bằng cách nhận cô vào trường PN. Cô hãy đón lấy cơ hội đó đi, lương ở đó cao ngất!” thằng Mahar thúc. 

Tin đó mọi người trong làng ai cũng đã biết cả rồi. Cô Mus nhìn thẳng vào mắt thằng Muhar, “Cô sẽ không bao giờ đánh đổi các em để lấy bất kỳ thứ gì!” 

Chiều muộn, khi cuộc nói chuyện của chúng tôi kết thúc, cô Mus tiếp tục đến lưu vực sông Linggang để tìm Syahdan. Cô tìm nó suốt của buổi tối. Thủy triều dâng cao, gió thổi mạnh, các ngư dân lên thuyền để sửa chữa gì đấy. Đối với Syahdan, công việc xảm thuyền mang lại cho nó nhiều lợi ích hơn là lại quay trở về ngôi trường mà chắc chắn là mai hay mốt gì thôi sẽ bị san phẳng. Thằng Syahdan nghĩ thế thì cũng chẳng trách gì nó được. 

Vào tối thứ Sáu, một tuần sau khi cô Mus đến tìm tôi ngoài chợ. Tôi tình cờ gặp Mujis. Anh nói với tôi điều tương tự như đã nói với cô Mus, rằng lớp tôi vẫn có học sinh đến học. Tôi muốn tận mắt chứng kiến. 

Ngày hôm sau, khi bán hết bánh, tôi đến trường. Sân trường ngổn ngang. Giữa những cái máy khai thác thiếc, trường tôi trông như bị dồn vào một góc, hoàn toàn bất lực. Những cái máy khổng lồ làm việc cật lực gây nên những chấn động mạnh khiến cho ngôi trường chúng tôi run lên bần bật và các tấm lợp trên mái đã rơi xuống và giờ ngôi trường trông như chẳng có mái. Thật nguy hiểm. Chỉ một cơn gió mạnh chút xíu là trường tôi có thể đổ ầm xuống mất. 

Chẳng biết cây cột cờ bằng tre ngả vàng ấy đã đi đâu? Cái chuông cũng biến mất. Bảng tên trường Muhammadiyah đã rớt xuống, giờ đang nằm thảm thương dưới đất. Vườn hoa tươi đẹp của chúng tôi giờ bị giày xéo hết cả. Bức tường ván cuối cùng phòng học chả thấy đâu, Dân làng kháo nhau rằng trường tôi thế là chẳng cứu vãn gì được nữa nên đêm đến rủ nhau rới dỡ đi mất. 

Lớp học chúng tôi thế là trống mất một phía. Những cây cột từng chống đỡ mảng tường ván ấy giờ bị dân sống gần đó lấy làm chỗ cột trâu bò. Nếu một trong mấy con bò đó mà nổi cơn lên giật mạnh một chút thôi là trường tôi ngã luôn. Những thứ còn sót lại là tấm bảng đen, tủ trưng bày bên trong là hai chiếc cúp huy hoàng, cơn mưa tiền  của Rhoma Irama, thế võ rồng – chiến đấu đến hơi thở cuối cùng của Lý Tiểu Long, và Cuộc sống là những gì xảy đến với bạn trong khi bạn đang mải mê vạch những kế hoạch này nọ của John Lennnon. 

Nhìn qua khe hở ở một bức tường còn sót lại, tôi trông thấy Lintang đang giảng bài toán cho Sahara, Flo, Trapani và Harun. Nó dạy dưới ánh mặt trời gay gắt bởi vì phía trên chỗ cái bảng đen không còn mái che nữa. Mồ hôi chảy ròng ròng, nhưng nó vẫn giảng say mê với đôi mắt sáng bừng trên khuôn mặt. Nó dồn cả tâm trí vào bài giảng, vừa giảng vừa thỉnh thoảng bước lại gần “học trò” của mình. 

Chợt Lintang trông thấy tôi. Nó ra khỏi lớp. 

“Ồ, mày đây rồi, Ikal!” nó hớn hở chào tôi. 

“Vào đi, vào học đi! Bọn mình đang học toán. Tuyệt lắm!” 

Thật cảm động; Lintang không mảy may để ý đến số phận cay nghiệt đang treo lơ lửng bên trên ngôi trường chúng tôi. Tôi hỏi nó, “Sao mày vẫn tiếp tục được thế hả Lintang?” 

Lintang mỉm cười, “Chẳng phải tao đã nói với mày rồi sao, Boi? Tao sẽ tiếp tục học cho đến khi cái cột thiêng chống đỡ ngôi trường này ngã xuống mới thôi.” 

Cái cột chính của trường chúng tôi vẫn còn đang đứng vững. Hàng chục những rầm xà khác được gắn kết vào nó và dựa vào nó. Nó giống như một người đang níu giữ cả một gia đình đang trôi nổi trên biển khơi để họ không bị chết đuối. 

“Chính mắt mày trông thấy rồi đấy, phải không? Cái rầm thiêng của trường vẫn đứng vững thế kia mà.” 

“Nhưng nó sẽ mau chóng đổ thôi,” tôi nói với vẻ tuyệt vọng. 

Lintang nhìn chăm chăm vào tôi. Nó từ tốn nói, “Tao sẽ không làm cha mẹ mình phải thất vọng, Ikal à. Họ muốn tao tiếp tục đi học. Tụi mình phải biết ước mơ cao đẹp, Boi, và học là con đường để chúng ta đi đến những ước mơ ấy. Đừng bỏ cuộc, Boi. Đừng bao giờ bỏ cuộc.” 

Nó khiến tôi phải nghĩ lại. 

“Tụi mình phải tiếp tục đi học, để cho con cái của tụi mình sau này không phải học trong một ngôi trường như thế này, để tụi mình không bị đối xử bất công.” 

Giọng Lintang bùi ngùi. 

“Đừng bỏ học, Boi. Đừng.” 

Tôi giấu mặt mình vào cái thau đang cầm trên tay. Tôi không thể nhìn thẳng vào Lintang. Tôi không đủ dũng khí để nhìn vào mặt con người vĩ đại ấy. Và tôi thấy xấu hổ, xấu hổ với dòng nước mắt đang chảy của mình. 

 

  Chương 36 - Nửa linh hồn VÀO NGÀY THỨ HAI, cô Mus, Sahara, Flo, Trapani, Harun, Lintang và tôi tập trung dưới tán cây filicium trước trường. Chúng tôi đợi những thành viên khác của nhóm Chiến binh Cầu vồng – những tên đào ngũ đã bỏ hàng ngũ mà chưa được phép. 

Như Mahar nói, định mệnh xoay vần. Cô Mus đang trong tình cảnh giống như lúc cô đợi đức học sinh thứ mười ngày đầu tiên chúng tôi vào lớp một. Cô dõi mắt nhìn ra bên ngoài sân trường, nét mặt cô toát lên vẻ vừa lo lắng vừa hy vọng. 

Đã sắp mười giờ, mà chưa có đứa nào ló mặt. Chúng tôi đứng như chôn chân trong im lặng não nùng. Nhưng đột nhiên tôi thấy cô Mus mỉm cười. Đằng xa, thằng A Kiong xuất hiện, đạp xe với tốc độ kinh người. Nó đạp về phía trường. Sư phụ của nó, thằng Mahar, ngồi đằng sau; có vẻ như nó liên tục thúc thằng kia đạp cho mau. Hai đứa vừa tới là chúng tôi reo hò chào đón. 

Ngay sau đó, một đứa nữa xuất hiện từ đằng xa, sải những bước dài về phía trường hệt như King Kong. Chỉ sau một thời gian làm cu li cùi dừa khô, thằng Samson đã lớn hơn nhiều. Nó bước đi thong thả, dứt khoát và đầy vẻ ta đây trong khi vắt vẻo trên vai nó là một thứ gì đó nhỏ thó đén đúa lông lá. Chỉ kho nó đến gần thì chúng tôi mới biết “thứ” đó là thằng Syahdan. 

Vậy là chỉ còn mỗi Kucai, nhà chính trị gia đáng ghét của chúng tôi. Đến mười một giờ, sau hồi lâu chờ đợi, tên đầu sỏ của tất cả những đứa đào ngũ vẫn không chịu vác cái đầu to tướng của nó đến. 

Cuối cùng, cô Mus gọi chúng tôi vào lớp. Cô buồn vì chưa thấy Kucai và bảo chúng tôi cần phải làm hết sức để kéo Kucai về lớp. Lập trường của cô Mus trong chuyện này cực kỳ cứng rắn. Những lời lẽ đầy uy lực của cô khiên chúng tôi run sợ. 

“Đối với cô, chỉ mất một học trò thôi là coi như cô mất cả nửa linh hồn.” 

Chúng tôi nghĩ thầm trong bụng, Sao mà một đứa thôi lại quan trọng đến thế? Nhưng đối với cô Mus, điều này không đơn giản như vậy. 

“Chừng nào vẫn còn đứng được thì cô nhất định không để lớp mình mất một em nào.” 

Samson cho chúng tôi biết Kucai không thể đi khỏi vườn tiêu được vì nó đã nhận tiền công rồi. 

Thông tin đó khiến cho cả tuần sau cô Mus không lúc nào ngơi tay. Cô nhận hàng may nhiều hết sức có thể kham. Cô tranh thủ may cả ngày lẫn đếm để có đủ tiền chuộc Kucai về. Cô phó thác lớp học cho Lintang cả tuần đó. Chúng tôi không bận tâm đến việc lớp học này đã trở thành một cái chuồng ngựa không mái. Chúng tôi không buồn để tâm đến những tiếng động ầm ĩ phát ra từ đủ loại xe của PN tới lui khắp sân trường trong khi máy xúc ngày một đến gần. Lintang vẫn hăng xay giảng bài, và chúng tôi là những đứa học trò mẫu mực. Chúng tôi có một cái nhìn mới: những cái máy xúc có thể giật đổ trường chúng tôi, nhưng chúng tôi vẫn tiếp tục học, thậm chí nếu điều đó có nghĩa là học trên một cánh đồng mênh mông. Chúng tôi chỉ có một và chỉ một lựa chọn: tiếp tục học, dù có thế nào đi nữa. 

Sau khi đã kiếm đủ tiền, cô Mus lại đạp xe đến giữa rừng, đến đồn điền tiêu xa tít mù để đưa Kucai trở về. 

Lớp học sắp tan thì cô Mus trở về cùng với Kucai ngồi đằng sau. Trông người ngợm nó thật thảm hại. Hái tiêu là công việc nặng nhọc. Chúng tôi lần lượt ôm lấy nó trong khi nó nức nở khóc. 

Cô Mus tập hợp chúng tôi lại bên dưới gốc cô filicium. Lên giọng để át đi tiếng gầm rú của máy móc, cô Mus nói rằng thầy Harfan chắc chắn sẽ không muốn nhìn thấy ngôi trường của chúng tôi bị giật đổ. 

“Đây là lúc chúng ta cần đứng vững,” cô nói, ánh nhìn của cô đậu xuống từng đứa một, thắp sáng ngọn lửa ý chí trong từng đứa chúng tôi. 

“Chúng tôi sẽ bảo vệ ngôi trường dù cho điều gì xảy ra đi nữa. Chúng ta sẽ phải bảo vệ danh dự của thầy Harfan!” cô Mus nói giọng khàn đi, cô kìm nén cảm xúc. Hai tay cô run lên. Khi nhắc đến tên thầy Harfan, lòng chúng tôi chùng xuống, đứa nào cũng cố nén tiếng nấc cứ chực bật ra. 

“Gạt nước mắt đi,” cô Mus nói với giọng cương quyết khi cố giấu cảm xúc của mình. “Lau sạch nước mắt ngay đi! Bên ngoài lớp học đừng để ai thấy các em khóc.” 

Sau khi nói thế, cô Mus phăm phăm bước đi. Chúng tôi theo sau. Cô đi thật nhanh đến chỗ phát ra tiếng ồn, hét lên với những người điều hành máy móc, “Tắt máy đi!” 

Họ ngạc nhiên và nhìn nhau dò hỏi. 

“Tắt máy đi! Tôi bảo tắt hết máy đi!’ 

Ngay lập tức tiếng ồn ngưng bặt. Những người điều hành, lái xe và cu li bối rối chẳng hiểu mô tê. 

“Cứ phá ngôi trường này đi nếu các người muốn, cứ phá đi. Nhưng trước tiên hãy bước qua xác tôi!” 

Chúng tôi ngay lập tức dàn thành một hàng rào chắn trước cô Mus. Nếu PN muốn giật đổ ngôi trường chúng tôi và cán qua cô Mus, trước tiên họ phải bước qua xác chúng tôi đã. 

 

  Chương 37 - Cô gái trẻ thách thức Vua Thiếc TỪ ĐẦU ai cũng biết chúng tôi ngấm ngầm thách thức PN. Ai cũng biết cô Mus đã gởi một lá thư bác lại tuyên bố của PN là họ sẽ đào xới trường chúng tôi. Tuy nhiên đến khi hét lên yêu cầu họ cho dừng tất cả các máy móc lại thì cô mới thực sự công khai ý định chống lại vương quốc PN. Suốt hàng trăm năm cai trị, đây là lần đầu tiên PN bị một thường dân công khai thách thức, mà đó lại chỉ là một cô gái nữa chứ - cô giáo của một ngôi trường làng nghèo khổ. 

Trong thư, cô Mus nhất quyết đòi gặp cho được người đứng đầu PN. Thật dũng cảm. Trước đây chưa bao giờ có ai dám hành động như thế - ngay cả lãnh đạo chính quyền cũng không dám hó hé gì khi máy xúc tới giật đổ trụ sở mình nữa là. 

Vì cô hành xử như thế nên dân làng nghĩ cô bị điên. Mỗi buổi sáng, cô đạp xe hết tốc lực ngang qua chợ vì cô không muốn bị người ta buông lời chế giễu. Nhưng không ai làm thế cả. Cô nhận được sự cổ vũ từ những anh thợ cắt tóc, những cô hàng nước ép cọ, khách uống cà phê và mấy chú giữ xe đạp. 

“Cố lên, Mus,” họ hô vang. “Chúng tôi ủng hộ cô!” 

Một vài người có đầu óc hẹp hòi bắt đầu dọa dẫm cô Mus. Những kẻ bi quan yếm thế cố gắng giải thích cho cô rằng hành động ngớ ngẩn của cô chẳng đi tới đâu cả. Lúc ấy, việc chống lại thế lực đó được xem như điều cấm kỵ. Thế lực đó vô song. Nhiều người lên tiếng chỉ trích đã biến mất một cách khó hiểu. 

Nhưng cô Mus không chịu khuất phục. Cô cứ giữ vững lập trường như thế, nếu chúng tôi thực sự không thể ngăn được PN san phẳng trường học của chúng tôi và cứ tiến hành khai thác thiếc bên dưới nó thì ít ra chúng tôi cũng khiến được lãnh đạo tối cao của PN nghe thấy mà biết được ngôi trường này có ý nghĩa như thế nào với chúng tôi. 

Nhưng cô Mus là ai chứ? Chúng tôi là ai chứ? Chẳng ai cả - chỉ là những dân làng nghèo khổ vô danh tiểu tốt. Trường của chúng tôi cũng chả là gì. Chẳng có quan chức nào có con học ở ngôi trường này để mà đứng ra bảo vệ chúng tôi. Hơn thế nữa, từ hồi nào đến giờ trường chúng tôi không là gì ngoài cái gai trong mắt chính quyền. Người đứng đầu PN ở quá xa chúng tôi. Ông ta sẽ thấy mình thấp kém nếu bỏ thời gian quý giá của mình ra cho chúng tôi. Ông ta có nhiều thứ quan trọng khác để làm hơn là để mắt đến một ngôi trường làng nghèo rớt không tên tuổi. Chuyến này chỉ đáng quý cho PN ủy quyền đội trưởng đội khảo sát, cán bộ quản lý cấp thấp nhất PN, đến gặp cô Mus mà thôi. 

Đội trưởng đội khảo sát là một người đàn ông trung niên lịch sự. Ông ta không phải là một điều đình viên sắc sảo. Bản thân ông ta cũng không muốn nhận nhiệm vụ đi gặp cô Mus – có lẽ ông thấy nể nang dũng khí của cô hoặc cảm thấy đối xử như vậy với trường chúng tôi là hoàn toàn sai về mặt đạo lý hay sao đó. 

“Tôi được văn phòng cử đến trao đổi với cô về việc di dời trường đến một địa điểm khác để cho máy xúc có thể làm việc,” ông ta nói, không lãng phí thời gian quanh co lòng vòng gì hết. 

Cô Mus mỉm cười không nói gì. Ông đợi câu trả lời từ phía cô nhưng cô giáo của chúng tôi vẫn im lặng. Người đội trưởng ấy đủ thông minh để biết rằng cô Mus im lặng có nghĩa là cô đã trả lời rồi. Ông ta cảm ơn và xin cáo lui. 

“Tôi sẽ thông báo cho ông chủ quyết định của cô, thưa cô.” 

Ông chủ của ông ta, quản đốc, rất khó chịu khi nghe trình bày vụ việc. Lúc đầu ông ta cằn nhằn đội trưởng đội khảo sát, người bị ép làm cái việc bẩn thỉu này. Rồi viên quản đốc nổi trận lôi đình vì công việc của mình bị cản trở chỉ bởi một trường làng dám cả gan đứng ngáng con đường khai thác thiếc thông suốt của mình. 

Điên tiết, viên quản đốc lập tức cho cấp dưới triệu cô Mus đến văn phòng, không chấp nhận cuộc đàm phán kia. Cô Mus chau mày. 

“Hãy thưa lại với quản đốc rằng nếu ông ấy cần chúng tôi, có chúng tôi ở đây. Cuộc thương thảo về số phận ngôi trường cần phải được thực hiện trước sự chứng kiến của các em học sinh, trong lớp học này. Chúng mới là những người chịu thiệt thòi nhất trong vụ này.” 


Phan_1
Phan_2
Phan_3
Phan_4
Phan_5
Phan_6
Phan_7
Phan_8
Phan_9
Phan_10
Phan_11
Phan_12
Phan_13
Phan_14
Phan_15
Phan_16
Phan_17
Phan_19
Phan_20
Phan_21
Phan_22
Phan_23 end
Phan_gioi_thieu
Nếu muốn nhận thông tin bài viết mới của trang thì like ở dưới hoặc truy cập trực tiếp CLICK

TRANG CHỦ
Truyện Teen   Ngôn Tình   Đam Mỹ   Bách Hợp   Mẹo Hay   Trà Sữa   Truyện Tranh   Room Chat   Ảnh Comment   Gà Cảnh   Hình Nền   Thủ Thuật Facebook  
Facebook  Tiện Ích  Xổ Số  Yahoo  Gmail  Dịch  Tải Opera  Đọc Báo 

Lưu địa chỉ wap để tiện truy cập lần sau. Từ khóa tìm kiếm: chatthugian

C-STAT .